Lịch sử Lhasa ghi lại rằng, bắt đầu từ thế kỷ thứ 7, Tùng Tán Cương Bố trở thành vua của Vương quốc Tây Tạng hùng mạnh xuất phát từ thung lũng sông Yarlung. Năm 641, vua Songtsan Gampo lên ngôi, thành hôn với Công chúa Văn Thành của triều đình nhà Đường. Từ đây, những công trình kiến trúc Phật giáo vĩ đại cùng những tác phẩm tuyệt mỹ về Đức Phật được xây dựng nở rộ ở Tây Tạng. Dấu mốc Lhasa trở thành thủ phủ của Tây Tạng bắt đầu vào đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Lobsang Gyatso (1617–1682), ngài đã chinh phục Tibet và dời trung tâm hành chính của ông về Lhasa, và thành phố này trở thành thủ đô chính trị và tôn giáo của Tây Tạng. Và đến với Lhasa hôm nay, du khách vẫn còn vinh dự được chiêm ngưỡng nhiều công trình Phật giáo từ thế kỷ thứ 7.
Đến với LHASA du khách có dịp chiêm ngưỡng những địa danh như :
✔️ Cung điện #Potala nằm trên đỉnh Hồng Sơn với 13 tầng, cao 117 mét với Hồng Cung và Bạch Cung uy nghi. Cung điện Potala như trái tim của Lhasa, là nơi cất giữ những báu vật Phật giáo Tây Tạng và Trung Hoa.
✔️ Đền Jorkhang, khu đền linh thiêng nhất Lhasa nằm trên phố Barkhor.
✔️ Chợ Barkhor tấp nập ngay đền thiêng Jorkhang. Chùa Đại Chiêu vừa là ngôi chùa cổ, vừa là tu viện nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng từ lâu đã được xem như cội rễ của sự hình thành Lhasa.
✔️ Cách không xa trung tâm thành phố Lhasa là những tu viện nổi tiếng không kém: Sera, Drepung, Ganden. Được thành lập từ đầu thế kỷ thứ 15 do đại sư Tông Khách Ba, những tu viện này đều thuộc dòng Cách Lỗ hay phái Mũ Vàng.