Tour du lịch Campuchia – lịch sử Preah Vihear
Tour du lịch Campuchia - Preah Vihear, một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, ngay sát biên giới Campuchia và Thái Lan, là điểm nóng xung đột biên giới giữa 2 nước. Bên này là tỉnh Preah Vihear và bên kia là Sisaket.
Lần thứ 5, tôi trải nghiệm tour campuchia và thái lan ,vừa đến thăm Preah Vihear, một ngôi đền vẫn kiêu hãnh, bình yên đón đợi du khách. Toàn khách nội địa, khá đông; khách nước ngoài, mỗi tháng chỉ vài trăm người.
Du lịch Campuchia hiện nay đã dễ như... đi chợ, chỉ khác là phải có passport nhưng khó nhất là hướng dẫn viên. Phải am hiểu tường tận lịch sử ASEAN và đi hết các tuyến điểm Campuchia mới có thể tự tin thuyết minh cho khách. Preah Vihear nằm trên chỏm núi Pey Tadi và ở độ cao 525 m, thuộc dãy Dangrek (còn gọi là núi Đòn Gánh hay Mang Cột, đỉnh cao nhất 725 m) được xây dựng vào thế kỷ 9. Suốt gần 300 năm, đã trải qua 4 đời vua là Yasovarman I (889 - 910), Suryavarman I (1002 - 1050), Jayavarman VI (1080 - 1109), Suryvarman II (1113 - 1150), Preah Vihear là phức hợp với nhiều nét tương đồng các ngôi đền trong quần thể Angkor. Đền được xây theo trục bắc - nam, dốc ngược chừng 120 m; dài 800 m, rộng 250 m. Nhìn từ trên máy bay, sẽ thấy phức hợp mang dáng dấp thần Shiva khổng lồ, tương ứng với 5 phần chân, thắt lưng, vai, cổ và đầu. Nhiều người luôn cho rằng Preah Vihear là bản nháp tinh xảo của quần thể Angkor với 5 đền thờ tiêu biểu: Bantia Srey, Bakheng, Koker, Bouphon, Angkor Wat.
Từ đền 5 (tính từ dưới lên) sẽ có hành lang lát đá dài 270 m, mỗi bên có 63 cột đá, dẫn đến đền 4. Bên cạnh sẽ có Sra Srong, hồ nước sâu 9 m, rộng 18 m, dài 27 m (nhỏ hơn nhiều so với Sra Srong ở Angkor). Từ đền 4 lên đền 3 hành lang sẽ dài 153 m, mỗi bên có 45 cột. Đền 3 lên đền 2, hành lang dài 36 m và mỗi bên có 9 cột. Hành lang có chiều rộng 9 m,có tổng chiều dài 459 m và có 117 cột đá hình búp sen, 2 bên đều có lan can rồng Naga bằng đá. Đá để xây dựng được lấy ngay tại núi nên việc vận chuyển dễ dàng hơn ở Angkor và chất lượng đá không đều. Có nhiều đoạn vách đền dựng đứng ngay vách núi hun hút, đứng cạnh dễ hoa mắt. Chẳng hiểu ngày xưa làm sao thi công được ở vị trí hiểm trở như vậy. Sau 1979,thì quân tình nguyện Việt Nam từng giúp Campuchia bảo vệ đền cổ. Dấu tích còn sót lại chính là cột cờ, bể nước bằng xi măng, vài dòng chữ nguệch ngoạc tên đơn vị, quê quán, xa quê, nhớ mẹ... Có cả chiếc cối xay bột tự chế, giờ chỉ còn phần đế. Đền 1 mang dáng dấp Angkor. Mái lợp đá cong, thô. Không có điêu khắc hai mặt và các mối ghép cũng rất đơn điệu. Chắc chắn từ bản nháp Preah Vihear, vua Suryvarman II đã rút kinh nghiệm để làm nên tuyệt tác Angkor Wat để đời.
Preah Vihear, mang tên đầy đủ là Prasat (thần thánh) - Preah (đền thờ) - Vihear (lưu lại) thờ thần Shiva, gọi là Sikharesvara, nghĩa là “Ngọn núi của những thánh thần vĩ đại”. Người Thái hay gọi là Prasat Phra Viharn, cũng với nghĩa tương tự. Vào thế kỷ 9, khi mà người Campuchia khởi công xây đền thì đế chế Khmer đang làm bá chủ Asean. Khi mà đế chế Khmer suy sụp, các vương triều Khmer nhiều lần phải cắt đất cho láng giềng để đổi lấy sự bảo hộ. Ngày 9.11.1953, người Khmer đã giành được độc lập từ tay người Pháp. Cùng lúc đó tỉnh Preah Vihear được Thái Lan trao trả cho Campuchia. Năm 1959, người Thái đã chiếm lại. Đến 1962, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc đã buộc người người Thái giữ đúng hiện trạng trước 1959.
Khi Thái Lan đã là một cường quốc du lịch ở Asean thì Campuchia vẫn còn nội chiến liên miên. Từ Sisaket, sẽ có đường thoai thoải lên Preah Vihear, còn từ Campuchia thì dốc đứng, chỉ có lối mòn đi bộ. Tất cả khách đến Preah Vihear đều sẽ qua ngõ Thái Lan. Khách ăn, ngủ, vui chơi, mua sắm ở Sisaket. Vào Campuchia đều viếng đền được miễn visa nhưng phải đi qua vườn quốc gia Khao Phra Viharn. Tiền bán vé Preah Vihear sẽ được chia đôi cho mỗi nước. Ngày 7.8.2008, UNESCO đã công nhận Preah Vihear là Di sản thế giới của người Khmer. Người Thái đã phản đối, xung đột nổ ra, lính Thái tràn qua chiếm đền, lính Campuchia đã không kịp trở tay. Khi người Khmer phản công và giao tranh dữ dội, cuối cùng người Thái rút về bên kia biên giới. Đền Preah Vihear đã tràn ngập quân đội Khmer. Xung đột vẫn âm ỉ và thỉnh thoảng có giao tranh nhưng ở các vùng phụ cận. Một ngày nào đó có cơ hội tham gia tour campuchia và thái lanbạn hãy thử đến đây và để có một lần trải nghiệm kì quan này.