Nhật Bản luôn được mọi người biết đến là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời với những nét đặc trưng riêng biệt, cùng công ty du lịch Phượng Hoàng khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Nhật.
Văn hóa Nhật Bản được coi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công đáng kinh ngạc của đất nước mặt trời mọc, chính nền văn hóa đó đã tạo nên động lực cho sự phát triển của đất nước, giúp người Nhật trở nên kiên cường, đoàn kết và kỷ luật hơn.
Những thông tin về văn hóa Nhật Bản dưới dây sẽ rất hữu ích cho những bạn du học sinh, tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng khi mới sang Nhật Bản sinh sống và làm việc
1. Nhật Bản có nên văn hóa mang bản sắc riêng
Chính sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống đã tạo nên một nét văn hóa đặc trung của người Nhật Bản, có nhiều ý kiến khác nhau để giải thích về vấn đề bản sắc dân tộc của người Nhật tuy nhiên nổi bật hơn cả là người ta cho rằng Nhật Bản là một quốc đảo, luôn phải đối mặt với những thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên ý chí, nghị lực phi thường cho con người Nhật Bản đoàn kết chống lại thiên tai.
2. Những điều độc đáo trong văn hóa Nhật Bản
Lần đầu đến Nhật Bản chắc chắn sẽ có không ít điều khiến bạn cảm thấy ngạc nhiên như:
- Cởi bỏ giày, dép ra để ngoài trước cửa nhà, đi vào nhà thì đi bằng dép nhẹ trong nhà.
- Hãy nói lời cảm ơn, hay xin lỗi khi bạn nhờ vả ai đó hoặc bị than phiền.
- Những món ăn sống như cá, mực, thịt ngựa...rất phổ biến tại Nhật Bản
- Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
- Khi ăn phát ra tiếng động càng to càng tốt, bởi người Nhật cho rằng như vậy mới thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon.
Nhìn chung Nhật Bản là quốc gia có sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại từ đó đã tạo nên sự phát triển của đất nước Nhật Bản.
3. Văn hóa trà đạo Nhật Bản
Theo ghi chép của lịch sử thì văn hóa uống trà đạo Nhật Bản bắt đầu phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Chỉ một ly trà nhỏ nhưng lại có rất nhiều quy tắc khác nhau. Người Nhật tin rằng thưởng thức trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần thông qua 4 chữ hòa, kính, thanh, tịch.
4. Phong tục và những nghi lễ ở Nhật Bản
Chính những phong tục và nghi lễ ở Nhật Bản đã tạo nên nét vă hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc cũng lý giải vì sao ở Nhật không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi sau những thảm họa thiên nhiên.
Cùng với sự phát triển của đất nước, văn hóa Nhật vẫn tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc dân tộc mặc dù ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.
5. Văn hóa giao tiếp của người Nhật
Người Nhật có những quy tắc trong giao tiếp riêng mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội cũng như mối quan hệ mà sẽ có cách giao tiếp khác nhau. Đặc trưng nhất trong cách giao tiếp của người Nhật chính là nghi thức chào hỏi. Gặp nhau người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và tùy vào địa vị, mối quan hệ xã hội mà sẽ có những cách cúi chào khác nhau.
Có một quy tắc bất thành văn đó là “người dưới” sẽ phải cúi chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên, khách là người trên. Tham khảo thêm: văn hóa cúi chào của người nhật
6. Kimono trang phục truyền thống của người Nhật Bản
Người Nhật họ đã sử dụng Kimino từ hàng trăm năm nay. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào những dịp lễ tết trong năm, ở Nhật phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Nam giới chỉ mặc kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.