Lễ hội thuyền rồng
Lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ hằng năm. Như chúng ta đã biết, Rồng là một con vật linh thiêng trong lòng người dân Trung Hoa, nó tượng trưng cho sự uy dũng, trang nghiêm và sung túc. Người ta thường thấy hình tượng rồng thường xuất hiện trong mọi mặt của đời sống người dân Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay như trong áo bào của vua chúa, cung điện, đền chùa,..Lễ hội thuyền rồng được tổ chức lần đầu tiên ở Phiên Ngu, nơi sản sinh ra nền văn hóa thuyền rồng mang đậm bản sắc văn hóa Trung Quốc.
Lễ hồi Thuyền Rồng gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.Trong phần lễ, những ngư dân sẽ dâng hương cúng như thể hiện sự kính trọng của họ đến với tổ tiên, các vị thần linh của sông và biển cả. Nó được xem là phần rất quan trọng của ngày hội. Tiếp theo đó sẽ diễn ra phần hội, chính là sự thi tài đua ghe của các ngư dân, diễn ra rất gay gắt và thu hút được sự chú ý của nhiều người dân. Ngoài những hoạt động trên, trong lễ hội còn có uống rượu, thi nấu cơm trên thuyền rồng, hay cuộc thi điêu khắc đầu rồng,..
Lễ hội cháo cầu may ở Bắc Kinh
Vào ngày thứ tám của tháng thứ 12 theo lịch âm Trung Quốc là ngày hội Cháo Laba được tổ chức tại một ngôi chùa ở thủ đô Bắc Kinh. Vào 8 giờ 30 phút sáng, các vị lạt ma của chùa Yonghegong Lama Bắc Kinh bắt đầu mang cháo ra phục vụ du khách tham gia lễ hội. Rất nhiều người dân đến đây xếp hàng để ăn cháo miễn phí. Chữ « La » theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là tháng âm lịch cuối cùng và « Ba » có nghĩa là tám. Nó là lễ hội khởi đầu cho các hoạt động đón chào Tết âm lịch của người Trung Hoa. Người ta tin rằng Cháo Laba có thể mang lại cho mọi người của cải và sự bội thu trong năm tới. Và nó cũng rất dinh dưỡng. Cháo Laba thường được nấu bằng gạo, đậu đỏ, quả hạch và hoa quả khô. Và loại cháo đặc biệt do chùa Yonghegong Lama phục vụ ở đây có đến 30 loại nguyên liệu. Hương vị của nó thực sự hấp dẫn.
Tương truyền, nguồn gốc lễ hội này xuất phát từ Ấn Độ: Trên đường Thích Ca Mâu Ni đi tìm đường giác ngộ, ông đói và kiệt sức nên đã nằm lại bên một con sông. Một cô gái chăn cừu tìm thấy và đã chia sẻ với ông bữa trưa của mình –bát cháo được nấu bằng gạo và đậu. Sau đó, Thích Ca Mâu Ni đã có thể tiếp tục cuộc hành trình và đạt tới sự giác ngộ, trở thành Đức Phật trong ngày thứ tám của tháng âm lịch cuối cùng. Từ đó, các nhà sư và lạt ma luôn chuẩn bị cháo gạo vào đêm hôm trước trước và tổ chức lễ hội vào ngày hôm sau.
Lễ hội Sister’rice của người Miêu
Thị trấn Đài Giang, tỉnh Quý Châu ở phía Tây Nam của Trung Quốc là nơi tập trug sinh sống của người Miêu, một dân tộc ít người của Trung Quốc.
Hằng năm vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, người Miêu sẽ tổ chức lễ hội Sister’rice, một lễ kỷ niệm của mùa xuân và tình yêu. Nó là một phiên bản Valentine của địa phương, là dịp để nam nữ thanh niên gặp gỡ và chọn bạn tình. Trọng tâm của ngày hội là các cô gái, họ được mời ăn “gạo chị em” (sister rice), chơi trống, nhảy múa và thể hiện tình cảm với các chàng trai. Lễ hội cũng là điểm du lịch hấp dẫn của Trung Quốc.
Tết Losar của người Tây Tạng
Tây Tạng được mệnh danh là cựa thứ ba của trái đất, là vùng đất huyền bí của Phật giáo và là cao nguyên nằm trên đỉnh Hymalaya cao nhất thế giới. Nơi đây hằng năm thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, khám phá bởi sự hoang sơ và bí ẩn của nó. Nơi đây hằng năm còn diễn ra rất nhiều lễ hội độc đáo của người Tây Tạng, trong đó có Lễ hội năm mới Losar.
Năm mới của người dân Tây Tạng được gọi là lễ Losar, là lễ hội quan trọng nhất trong lịch Tây Tạng. Năm mới của họ bắt đầu vào ngày 22 tháng 2 và sẽ được tổ chức trong hai tuần vào khoảng tháng 12 và tháng giêng. Lễ hội Losar được tổ chức với những nghi lễ cổ đại diện cho cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, bằng cách tụng kinh, đi qua ngọn đuốc. Lễ Losar đặc trưng bởi những điệu nhảy, âm nhạc và tinh thần lạc quan của người Tây Tạng.
Trong hai ngày cuối cùng của năm cũ, được gọi là Gutor, người dân ở Tây Tạng bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Ngày đầu tiên của Gutor được dùng để làm sạch nhà trong đó nhà bếp là nơi quan trọng nhất, được làm sạch trước vì nó là nơi chứa thức ăn cho gia đình. Ống khói cũng được quét bụi bẩn. Các món ăn đặc biệt sẽ được nấu chín. Một trong những món ăn là một món súp ăn với bánh bao nhỏ. Súp được làm từ thịt, lúa mì, gạo, khoai tây ngọt, phô mai, đậu Hà Lan, ớt xanh, miến và củ cải.Vào ngày thứ hai của Gutar, nghi lễ tôn giáo được tổ chức. Mọi người đi thăm tu viện ở địa phương để cúng và tặng quà cho các tu sĩ. Người Tây Tạng cũng đốt pháo để trừ tà.
Ngày đầu năm mới, người Tây Tạng dậy sớm, tắm rửa và mặc quần áo mới. Sau đó, họ đặt các linh vật ở trước nhà như là các con vật, ma quỷ làm từ một loại bột gọi là torma. Ngoài ra, ngày này là dành cho các thành viên trong gia đình để trao đổi quà cho nhau. Các thành viên trong gia đình cũng có một bữa ăn tối cùng nhau, thường bao gồm một loại bánh gọi là Kapse và thức uống có cồn gọi là chang, đó là rượu để giữ ấm.
Tết Losar ở Tây Tạng cũng là một cơ hội để du khách đến đây tận hưởng dịp lễ hội đặc biệt này cùng với người dân địa phương.
Tour nổi bật: tour phượng hoàng cổ trấn thiên môn sơn